Người tiểu đường ăn gì, uống gì tốt nhất cho sức khỏe

Tiểu đường là một trong những căn bệnh dễ mắc phải hiện nay. Bệnh tiểu đường nguy hiểm nếu không tuân thủ chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường. Việc lên đường hay tụt đường đều chứa đựng những nguy cơ cực lớn, vì vậy cần phải luôn luôn theo dõi điều hòa lượng đường ở mức cho phép. Bệnh tiểu đường thường gây ra các biến chứng khác về tim mạch, tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Thường xuyên kiểm tra đường định kỳ kịp thời phát hiện và điều trị, làm chậm quá trình nghiêm trọng hóa của bệnh, nếu kiểm soát tốt thì người bị tiểu đường ở trạng thái gần như người bình thường. Một lưu ý là bệnh tiểu đường không chừa bất kể một lứa tuổi nào, dù là trẻ em hay người cao tuổi đều có nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là người tiểu đường nên ăn gì tốt nhất cho sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường nên uống gì. Dưới đây là một số thức ăn, nước uống người tiểu đường cần quan tâm để kiểm soát bệnh. (Nhiều người hỏi: Người tiểu đường ăn gì thay cơm? Các món ăn dưới đây sẽ trả lời thắc mắc đó.)

Người tiểu đường ăn gì
Người tiểu đường ăn gì

Người tiểu đường ăn gì tốt nhất cho sức khỏe

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

  • Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
  • Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
  • Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
  • Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
  • Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Theo Viện Dinh Dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

  • Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
  • Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do glucid cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lứt, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…
  • Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Người tiểu đường ăn gì
Người tiểu đường ăn gì – Chọn thức ăn phù hợp và thường xuyên kiểm tra đường

Bệnh nhân tiểu đường uống gì tốt

Chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường không giống với người ở thể trạng bình thường. Nếu muốn sức khỏe tốt cần chọn thức uống phù hợp với người bị tiểu đường. Dưới đây là 9 loại nước uống tốt cho người tiểu đường, bạn có thể tham khảo:

  • Nước ép củ cải: Uống nước ép củ cải đường là một trong những cách hiệu quả nhất để làm giảm hội chứng chuyển hóa – yếu tố rủi ro dẫn đến sự tăng vọt các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Các hợp chất có trong củ cải trắng có thể quản lý được sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu. Lời khuyên là nên uống nước ép củ cải đường mỗi ngày một lần.
  • Nước ép bưởi: Với nhiều hoạt chất chống oxy hóa khác nhau, quả bưởi có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.
  • Nước ép cà chua: Dùng nước ép cà chua mỗi ngày một lần giúp cân bằng lượng đường trong máu nhờ vào lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
  • Đậu bắp và nước gừng: Đậu bắp rất giàu chất xơ và vitamin, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Tương tự, gừng như một loại thảo mộc có chứa polyphenol cũng có thể làm giảm mức đường huyết, hạn chế một số triệu chứng tiểu đường. Hai thành phần này cũng nên được liệt kê vào danh sách tiểu đường uống gì thì tốt của bệnh nhân. Sử dụng nước ép đậu bắp và gừng mỗi ngày trước bữa sáng và duy trì trong vòng một tháng để mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Trà hoa cúc: Hàm lượng chất chống oxy hóa cao và 0% calo đã khiến trà trở thành một trong những thức uống tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. Trà hoa cúc có một số tác dụng tích cực nhất định đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2. Dùng trà hoa cúc thường xuyên không chỉ hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, mà còn ngăn ngừa tổn thương thần kinh và hệ thống tuần hoàn, phòng tránh biến chứng gây bệnh thận và mù lòa.
  • Nước ép mướp đắng: Mướp đắng được xem như là một trong những biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho bệnh tiểu đường, giúp điều chỉnh lượng đường cao trong máu. Mướp đắng hay khổ qua còn có tác dụng kích hoạt insulin trong cơ thể, từ đó ngăn chặn sự chuyển đổi hình thành chất béo.
  • Nước ép rau củ: Đây là loại nước ép rất hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, giúp đẩy lùi đái tháo đường type 2. Các thành phần có trong nước ép rau củ, chẳng hạn như cà rốt, là chất điều hòa và làm giảm lượng đường cao trong máu. Bên cạnh đó, uống loại nước ép này một hoặc hai lần mỗi ngày cũng hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường.
  • Trà lá xoài: Chứa một số khoáng chất và chất chống oxy hóa, cải thiện khả năng hấp thụ insulin của tế bào cũng như điều chỉnh việc sản xuất insulin, từ đó kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Trà lá xoài cũng được xem là thức uống detox giải độc tự nhiên tại nhà, hỗ trợ điều trị các loại bệnh khác nhau. Uống loại trà này trước khi ăn sáng mỗi ngày, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên, đã được chứng minh tích cực trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
  • Nước tỏi tây: Loại củ ít natri và không có cholesterol cũng như chất béo bão hòa, ngoài ra còn cung cấp một nguồn chất xơ dồi dào.
Người tiểu đường nên uống gì
Người tiểu đường nên uống gì – Tránh các loại nước uống quá nhiều đường, chọn thức uống phù hợp bảo vệ sức khỏe

Lưu ý ở chế độ ăn uống của người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
  • Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Trên đây là một số thức ăn, nước uống tốt cho người bị bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo nếu có người thân, bạn bè đang mắc bệnh. Cần thường xuyên khám bệnh và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để có liệu trình chăm sóc sức khỏe cho người bị tiểu đường phù hợp. Tiểu đường ăn gì, tiểu đường uống gì tốt cho sức khỏe, chúc bạn có sức khỏe thật tốt, tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.

Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận