Tìm hiểu ngay tác hại của thức khuya sau đây nếu bạn vẫn muốn làm cú đêm

Thức khuya là một trong những sai lầm mà đặc biệt giới trẻ rất dễ mắc phải. Trong số ít những người thức khuya để làm việc, chăm chỉ kiếm tiền, mưu sinh cuộc sống, thì vẫn còn đâu đó rất nhiều người thức khuya chỉ để chơi điện thoại, chơi game, xem phim,… hay thậm chí là thức khuya như một thói quen, thỏa mãn cuộc vui, thỏa mãn bản thân. Nếu bạn đang là một người chăm chỉ thức khuya thì ngay lập tức hãy lướt qua các tác hại của thức khuya nổi bật dưới đây, có thể bạn sẽ có thay đổi nhỏ trong cách sống của mình.

Tác hại của thức khuya
Tác hại của thức khuya

Thời gian đi ngủ tốt nhất

Ở mỗi độ tuổi thời lượng ngủ hằng ngày khác nhau, cũng như tùy vào thể trạng, công việc,.. và nhiều yếu tố khác mà thời lượng ngủ ở mỗi độ tuổi, mỗi người lại khác nhau. Thời lượng ngủ theo độ tuổi được nghiên cứu như sau:

  • Trẻ sơ sinh (0 – 3 tháng tuổi) cần ngủ đủ 14 – 17 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ sơ sinh (4 – 11 tháng tuổi) cần ngủ đủ 12 – 15 giờ mỗi ngày
  • Trẻ mới biết đi (từ 1 – 2 tuổi) cần thiết ngủ khoảng 11 – 14 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ em mẫu giáo (3 – 5 tuổi) cần thiết ngủ 10 – 13 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ em trong độ tuổi đi học (6 – 13 tuổi) cần thiết ngủ đủ 9 – 11 giờ mỗi ngày.
  • Thanh thiếu niên (14 – 17 tuổi) cần khoảng 8 – 10 giờ mỗi ngày để ngủ.
  • Từ 7 đến 9 giờ là khoảng thời gian ngủ cần thiết mà hầu hết người trưởng thành cần, mặc dù một số người có thể cần ngủ ít hơn 6 giờ hoặc lên đến 10 giờ mỗi ngày.
  • Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) cần ngủ 7 – 8 giờ mỗi ngày.
  • Các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, những người có bệnh, hay suy nhược cơ thể,… có thể có thời lượng ngủ khác nhau.
Thời gian làm việc của các cơ quan
Thời gian làm việc của các cơ quan

Với một ước lượng thì thời gian ngủ 1h ban đêm sẽ tương đương với thời gian ngủ 2h ban ngày. Ví dụ nếu đêm bạn ngủ 7h và ngày bạn ngủ 1h, tương đương thời lượng ngủ của bạn sẽ là 7h30’ và ban đêm. Đây chỉ là một ước chừng, còn phụ thuộc vào chất lượng giấc ngủ, thời gian bắt đầu ngủ và thời gian thức dậy.

Khoảng thời gian đi ngủ tốt nhất của một người trưởng thành là 21 đến 22 giờ hàng ngày. Sau thời điểm 22 giờ là khoảng thời gian mà các cơ quan trong cơ thể của bạn giảm sự hoạt động và thiên về trạng thái nghỉ ngơi. Đó cũng là thời điểm mà bạn cần có một giấc ngủ để hồi phục sức khỏe cho các cơ quan. Vì vậy, giờ tốt nhất để bạn đi ngủ sẽ là khoảng từ 21 đến 22 giờ hàng ngày.

Một giấc ngủ ngon và thức dậy khoảng 4-5h sáng là hoàn hảo. Nếu bạn thường xuyên ngủ muộn sau 22h có thể vướng phải các tác hại của thức khuya, mà lâu ngày chắc chắn sẽ gây nên những phiền não, những hệ lụy khó sửa chữa.

Tác hại của thức khuya

Những bạn làm cú đêm nên nghiên cứu ngay các tác hại của thức khuya và sắp xếp lại lịch trình làm việc, học tập, vui chơi của mình một cách hợp lý hơn.

Thức khuya gây đau đầu và suy giảm trí nhớ

Thường gặp nhất là thức khuya dễ gây đau đầu và suy giảm trí nhớ. Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Khi thức khuya, vô tình làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não. Bộ não không đủ thời gian phục hồi, lâu dần sẽ gây suy giảm trí nhớ. Mặc khác, thức khuya dễ gây đau đầu, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

Thức khuya gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
Thức khuya gây đau đầu và suy giảm trí nhớ

Thức khuya gây rối loạn nội tiết

Trong thời gian ngủ, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng. Ở phụ nữ những người thường xuyên thức khuya gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung…

Thức khuya làm giảm thị lực

Ảnh hưởng rất rõ ràng là khi thức khuya rất dễ gây suy giảm thị lực, cận thị. Thức khuya làm cho mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện không đủ ánh sáng lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn trong thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.

Thức khuya ảnh hưởng tới hệ miễn dịch

Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi và làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… hơn so với người ngủ đủ giấc.

Thức khuya gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày nếu tình trạng này kéo dài, hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh nếu đã mắc bệnh trước đó rồi. Ngoài ra nếu thức để làm việc căng thẳng hay xem chương trình có tính chất kích thích, hồi hộp cũng làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.

Thức khuya gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Thức khuya gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Thức khuya gây lão hóa sớm và dễ làm làn da mất thẩm mỹ

Tác hại của thức khuya thường thấy bằng mắt thường là mắt thâm quầng, da khô, có thể nổi nhiều mụn, lâu dần các nếp nhăn nhiều hơn, gây cảm giác lão hóa sớm hơn. Bên cạnh các vấn đề về sức khỏe, các vấn đề về thẩm mỹ cũng vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt với phái nữ.

Nếu trong các trường hợp bất đắc dĩ bạn phải thức khuya thì nên sắp xếp tối đa thời gian, hạn chế bớt thức khuya. Các tác hại của thức khuya thật ra rất tàn khốc, chúng tích tụ và đến một ngày bộc phát khó mà trở tay kịp.

Trong số các tác hại của thức khuya, bạn vẫn nên chú ý thêm, thức khuya quá nhiều có thể gây nên lao lực, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, và thậm chí có thể gây nên chứng đột quỵ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Những tác hại của thức khuya kể trên vẫn chưa đủ, còn rất nhiều ảnh hưởng khác. Nếu được, bạn nên hạn chế tối đa thức khuya để giữ cho bản thân một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tốt nhất.

Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận